“CHỐNG RÁC THẢI NHỰA": CÂU CHUYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI!

Thông báo lỗi

  • Notice: Trying to access array offset on value of type int in element_children() (line 6591 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
  • Notice: Trying to access array offset on value of type int in element_children() (line 6591 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
  • Notice: Trying to access array offset on value of type int in element_children() (line 6591 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
  • Notice: Trying to access array offset on value of type int in element_children() (line 6591 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
  • Notice: Trying to access array offset on value of type int in element_children() (line 6591 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
  • Deprecated function: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in drupal_get_feeds() (line 394 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
Viết bởi Andy - Th3 28, 2022
Vấn nạn "ô nhiễm trắng" đang trở thành mối nguy hại đối với thế giới: Rác thải nhựa đã và đang gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và các loại động thực vật trên trái đất. Nhiều chuyên gia lo lắng khi hành tinh xanh đang dần trở thành "hành tinh nhựa". Theo thống kê, năm 2050, ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển sẽ nhiều hơn cá (tính theo trọng lượng).
Mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi trên các đại dương. Càng lúc người ta càng phát hiện ra rất nhiều sinh vật biển chết vì nuốt rác nhựa trôi nổi trong đại dương. Nhiều loài sinh vật biển quý hiếm được đưa vào sách đỏ cũng bị giết bởi rác thải nhựa này. Cá chui vào túi nhựa rồi không lui ra được, rùa bị vòng nhựa siết làm biến dạng cơ thể, đau đớn. Tác hại của rác nhựa lớn hơn ta có thể hình dung ra…
Việt Nam là 1 trong 5 nước có lượng rác thải nhựa đổ ra biển nhiều nhất thế giới. Mỗi năm, lượng rác thải sinh hoạt của Việt Nam là hàng chục triệu tấn nhưng chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp, xả ra môi trường tự nhiên. Trong đó, lượng chất thải nhựa và túi ni-lông chiếm khoảng 8%-12%; số lượng rác thải nhựa, túi ni-lông tăng dần theo từng năm. Chất thải nhựa phải mất hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm mới có thể phân huỷ. Vấn đề rác thải đang trở nên ngày càng cấp thiết hơn trên toàn thế giới. Cũng đã có rất nhiều nỗ lực từ giải pháp như phân loại rác thải tại nguồn cho tới những công nghệ xử lý hiện đại, nhưng cũng mới chỉ tập trung tại các quốc gia phát triển.
Những con số biết nói đang báo động đỏ cho chúng ta, những người vẫn hàng ngày hàng giờ sử dụng rác thải nhựa mà không màng đến hậu quả. Hãy thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất để góp sức mình bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Để giải quyết được vấn đề rác thải nhựa trước hết đòi hỏi mỗi cán bộ, viên chức, người lao động nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng hành động cụ thể, thiết thực.
- Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, các loại bao bì, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống và làm việc bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu.
- Hãy tái sử dụng khi còn có thể, dù là tác động không tốt đến môi trường nhưng đồ nhựa có ưu điểm là dễ sử dụng và khả năng chống chịu tốt. Nên hãy tận dụng lại dù vào mục đích gì để góp phần giảm lượng rác thải nhựa.
- Việc phân loại rác thải là việc vô cùng cần thiết, mỗi cá nhân cùng nhau góp sức để bảo vệ mảng xanh của trái đất.
- Xử lý, lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…
Đã có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường như: đổi đồ nhựa, sách báo, pin... để lấy cây xanh. Vừa giảm được lượng rác thải sinh hoạt vừa góp phần thêm xanh thành phố. Mỗi cá nhân hãy tự làm tốt việc của mình, thay đổi thói quen và lan toả tinh thần tích cực đến những cá nhân khác để môi trường sống được cải thiện từ bây giờ. Cùng chung tay để bảo vệ trái đất xanh, giảm thiểu rác thải nhựa trong tương lai.
Bài: Bùi Thị Trâm Anh
 
NoiKovsRacThaiNhua-1632897205051.jpg