Bình đẳng giới - Câu chuyện không mới nhưng cần được quan tâm đúng mực!

Thông báo lỗi

  • Notice: Trying to access array offset on value of type int in element_children() (line 6591 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
  • Notice: Trying to access array offset on value of type int in element_children() (line 6591 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
  • Notice: Trying to access array offset on value of type int in element_children() (line 6591 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
  • Notice: Trying to access array offset on value of type int in element_children() (line 6591 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
  • Notice: Trying to access array offset on value of type int in element_children() (line 6591 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
  • Deprecated function: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in drupal_get_feeds() (line 394 of /home/cdytehatinhedu/public_html/includes/common.inc).
Viết bởi vogiap84 - Th12 03, 2018

Bình đẳng giới là khái niệm ngụ ý rằng bất kỳ giới tính nào (nam giới, nữ giới, bao gồm cả cộng đồng đồng tính luyến ái hay người chuyển giới) cần được đối xử công bằng trên tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là quyền con người như: giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, pháp luật… Theo đó dù là đàn ông hay phụ nữ đều có đầy đủ điều kiện để thực hiện quyền con người và có cơ hội được thụ hưởng những thành quả của xã hội.

 

 

 

 

 

 

Tại Việt Nam, luật bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007.

Có thể thấy ngày nay trên thế giới nói chung, các nước đang dần rút ngắn khoảng cách giới, quyền bình đẳng được cân bằng tốt hơn. Cụ thể, thước đo dễ so sánh nhất là mức lương giữa nam giới và nữ giới tại Anh, theo số liệu của văn phòng thống kê quốc gia Anh tính riêng năm 2016 đã được rút ngắn sự chênh lệch xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua, chỉ còn 9,4% (so với 17,4% năm 1997).

Tại Mỹ, phải mất hơn 70 năm (từ 1848 đến 1920) để các tổ chức xã hội đấu tranh đòi quyền lợi cơ bản cho phái nữ: quyền được bảo hộ, quyền bình đẳng cho phụ nữ da màu hay quyền được hưởng các mức phúc lợi, quyền bầu cử… Nhiều người thậm chí còn hi sinh cả tính mạng để đòi quyền bình đẳng giới, thế nhưng cho đến nay, quyền bất bình đẳng vẫn đang tiếp diễn tại nhiều nước khác trên thế giới.

Mức thu nhập trung bình của phụ nữ chỉ bằng 77% nam giới: với mỗi 1 đô la người đàn ông kiếm được, phụ nữ tại Mỹ La-tinh chỉ kiếm được 56 cents và 64 cents. Theo số liệu của Liên hợp quốc, có tới 62 triệu bé gái bị từ chối quyền được giáo dục; 15 triệu trẻ em gái bị ép tảo hôn trên toàn thế giới; 125 triệu phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các tục lệ dã man; hay cứ mỗi 15 giây trôi qua tại Mỹ sẽ có một người phụ nữ bị chồng/bạn trai đánh đập…

Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ đi làm chỉ bằng một nửa so với nam giới, với mức lương thấp hơn trong cùng một lĩnh vực. Quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại qua các thế hệ của người Việt Nam. Việc bếp núc, gia đình cũng được đại đa số hiểu là chỉ dành cho phụ nữ, trong khi đó số giờ công lao động hưởng lương của cả nam giới và nữ giới là như nhau - điều này khiến cho quỹ thời gian của nữ giới bị hạn hẹp đi, họ có quá ít thời gian để tham gia vào các hoạt động xã hội và chăm sóc cho bản thân so với nam giới.

Chưa kể đến điều kiện dinh dưỡng của phụ nữ tại các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số cũng kém hơn so với nam giới: phụ nữ trưởng thành nơi đây nhiều khả năng bị suy yếu sức khỏe hơn nam giới.  Đặc biệt, theo các báo cáo của UNFP, tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi.

Những con số này cho chúng ta thấy được thực trạng của quyền bình đẳng giới hiện nay và vấn đề đặt ra cần được quan tâm như thế nào. Bình đẳng giới là vấn đề không mới nhưng cần được quan tâm đúng mực. Giải quyết được bài toán này không chỉ giúp giải phóng cho nữ giới mà còn giải phóng cho chính cánh mày râu, khi họ cũng là người bị ảnh hưởng trực tiếp trong câu chuyện này. Những quan niệm về việc đàn ông phải mạnh mẽ, không được khóc, nên ít thể hiện cảm xúc cũng là một cái nhìn không công bằng cho đấng mày râu. Đây phải chăng là nguyên do của việc tỉ lệ tự tử ở nam cao gấp 3 lần phụ nữ, khi họ thiếu đi quyền được sẻ chia: bằng chứng là rất nhiều nam giới mắc chứng rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám để chữa trị kịp thời.

Thực tế cho thấy khả năng của phụ nữ không hề thua kém đàn ông, nếu được khuyến khích, phụ nữ có thể làm được nhiều điều hơn thế, san sẻ cùng cánh đàn ông nhiều việc mà trên thế giới này vẫn nghĩ chỉ có đàn ông mới làm được. Ngược lại, hãy cho phép cánh nam giới của chúng ta có quyền được yếu đuối, vì suy cho cùng thì họ vẫn là con người, họ có quyền được thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên nhất.

Hãy dành mức độ quan tâm đúng mực đến bình đẳng giới mọi lúc, mọi nơi, ngay từ những việc nhỏ xung quanh chúng ta!

Bài: Bùi Thị Trâm Anh - Trưởng Ban Nữ Công